Ảnh hưởng phương pháp cho ăn luân phiên các thức ăn có mức đạm khác nhau, khi có và không có bổ sung dịch trùn quế đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng giống (oreochromis sp)

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Lê Quốc Phong

Tóm tắt

Hai thí nghiệm cho ăn luân phiên thức ăn A (TĂ-A - 30% đạm) và B (TĂ-B - 20% đạm) khi có và không có bổ sung dịch trùn quế vào thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng giống (Oreochromis sp.). Thí nghiệm 1 có 4 nghiệm thức: (NT1-ĐC) cho ăn liên tục TĂ-A; (NT2) 9 ngày TĂ-A + 1 ngày TĂ-B; (NT3) 7 ngày TĂ-A + 3 ngày TĂ-B; (NT4) 5 ngày TĂ-A + 5 ngày TĂ-B. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) ở NT1-ĐC cao nhất (0,92 g/ngày), hệ số thức ăn (FCR = 1,01) thấp nhất và không khác biệt so với NT2, NT3 (p>0,05). Chi phí thức ăn (CPTA) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Thí nghiệm 2 tiến hành giống thí nghiệm 1, tuy nhiên chỉ có bổ sung thêm dịch trùn quế (8 g/kg thức ăn) vào TĂ-B. DWG giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). NT4-DTQ đạt FCR thấp nhất (1,39) và không khác biệt so với NT1-ĐC, NT3-DTQ (p>0,05). NT4-DTQ có CPTA thấp nhất và giảm 13,7% so với NT1-ĐC (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp cho cá điêu hồng ăn luân phiên thích hợp là 7 ngày TĂ-A và 3 ngày TĂ-B, hay 5 ngày TĂ-A và 5 ngày TĂ-B nếu có bổ sung dịch trùn quế vào trong thức ăn.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Lê Quốc Phong

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Lê Quốc , P. (2023). Ảnh hưởng phương pháp cho ăn luân phiên các thức ăn có mức đạm khác nhau, khi có và không có bổ sung dịch trùn quế đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng giống (oreochromis sp). , (07). Truy vấn từ http://jstgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/216

Tài liệu tham khảo

  1. Boyd, C. E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn University, Research anh Development, (43) 37 pp.
  2. Chi cục thủy sản Tiền Giang (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
  3. Dương Hải Toàn, Lý Tiểu Mi và Nguyễn Thanh Phương (2011). Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn và luân phiên lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4, Trường Đại học Cần Thơ, 4: 178 - 190.
  4. Muzinic L.A., Thompson K.R., Morris A., Webster C.D., Rouse D.B. and Manomaitis L. (2004). Partial and total replacement of fish meal with soybean meal and brewer’s gains with yeast in practical diets for Autralian red claw crayfish (Cherax quadricarinatus). Aquaculture (230): 359 - 376.
  5. Ngô Minh Dung (2010). Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (Channa striata). Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
  6. Ngọc Trinh (2017). Đồng Tháp: công nhận nhãn hiệu cá điêu hồng Bình Thạnh. Nguồn: http://www.thuysanvietnam.com.vn/dong-thap-cong-nhan-nhan-hieu-ca-dieu-hong-binh-thanh-article-18202.tsvn, ngày truy cập 02/10/2018.
  7. Nguyễn Lê Hoàng Yến và Nguyễn Bảo Trung (2014). Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ (2): 108 - 113.
  8. Santiago C.B. and Laron M.A. (2002). Growth and fry production of Nile tilapia, Oreochromis nilotcus (L.), on different feeding schedules. Aquaculture research (33): 129 - 136.
  9. Sardar P., Sinha A., and Datta S. (2011). Effect of mixed feeding schedules with varying dietary protein levels on the growth performances of common carp (Cyprinus carpio Linn.). Indian Journal of Animal Sciences, 81 (5): 537 - 542.
  10. Suloma A., El-Husseiny O., El-Haroun E., Salim H., and Tahoun A. (2017). Re-Evaluation of the effect of daily and within-day mixed feeding schedules of varying dietary protein content on the growth performance of Nile Tilapia fry using constant ingredient composition. Journal of Aquaculture Research and Development, 2 (009): 1 - 5.
  11. Trần Minh Phú, Nguyễn Tâm Em, Nguyễn Quốc Thịnh, Phùng Thị Trúc Hà, Nguyễn Khánh Nam, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương (2017). Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nuôi bè vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (51): 80 - 87.
  12. Xavier B., Jain K. K., Pal A. K., Sahu N. P., Maheswarudu G., Gal D., and Kumar S. (2015). Mixed feeding schedule of low and high protein in the diet of Labeo rohita (Humilton) fingerlings: effect on growth performance, haemato-immunological and stress responses. Aquaculture Nutrition, 22 (3): 652 - 663.