Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn streptococcus agalactiae và streptococcus iniae của dịch trích lá bạch đàn (eucalyptus citriodora) trong điều kiện in vitro

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Công Tráng
Nguyễn Trọng Nhân

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp in vitro nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của dịch trích lá bạch đàn (Eucalyptus citriodora) đối với hai chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae và Streptococcus iniae. Dịch lá bạch đàn được trích theo phương pháp trích nước có gia nhiệt và tính kháng khuẩn được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán bề mặt trên đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch trích lá bạch đàn có khả năng kháng hai chủng vi khuẩn nêu trên ở mức trung bình, đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 6,4 mm, 5,74 mm. Bên cạnh đó, ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau giữa nguyên liệu lá bạch đàn với nước cất thì tính kháng sẽ giảm dần theo sự tăng dần của nước cất. MIC của dịch trích lá bạch đàn (ở tỷ lệ phối trộn nguyên liệu lá bạch đàn với nước cất 1/3) đối với S. agalactiae là 8 µL/mL và 32 µL/mL đối với S. iniae.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Công Tráng

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Nguyễn Trọng Nhân

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Công, T., & Nguyễn Trọng, N. (2023). Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn streptococcus agalactiae và streptococcus iniae của dịch trích lá bạch đàn (eucalyptus citriodora) trong điều kiện in vitro. , (07). Truy vấn từ http://jstgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/213

Tài liệu tham khảo

  1. Batish D. R., Singh H. P., Kohli R. K. and Kaur S. (2008). Eucalyptus essential oil as a natural pesticide. Forest Ecology and Management. 256: 2166 - 2174.
  2. Dodia D. N., Patel I. S. and Patel G. M (2008). Botanical pesticides for pest management. Scientific publishere (India): 276 - 282.
  3. Fani M.M. and Kohanteb J. (2008). Inhibitory Activity of Cinnamon eylanicum and Eucalyptus Globulus Oils on Streptococcus mutans, Staphylococcus aureus, and Candida Species Isolated. School of Dentistry, Shiraz University of Medical Sciences, Shiraz, Iran:14 - 19.
  4. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản (2002). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập II, NXB Nông Nghiệp Hà Nội: 4 - 18.
  5. Lưu Thị Thanh Trúc (2014). Thực hành chuẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản, NXB Nông Nghiệp TP.HCM.
  6. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên và Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2015). Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô. Tạp chí Khoa học và phát triển. 13(2): 245 - 250.
  7. Sarker M. G. A., Faruk M. A. R. and Uddin U. U. (2002). Virulence and drug sensitivity of Flavobaterium columnare, the causative agent of columnaris disease, the causative agent of columnaris disease. Biological Science. (5): 204-207.
  8. Schillinger V. and Luke K.K. (1989). Antibacterial activity of Lactobacillus sake isolated from meat. Appl. Environ. Microbiol. (55): 1091 - 1096.
  9. Su. Y. C., Chang. E. Y., Ho. C. L. and Wang. C. E. (2006). Antifungal activities and chemical compositions of essential oils from leaves of four eucalypts. Taiwan Journal of Forest Science. (1): 49 - 61.
  10. Trần Thị Lam Giang (2014). Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lỡ loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai. Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Vinh.
  11. Từ Thanh Dung và Lê Thị Như Ngọc (2013). Streptococcus iniae, tác nhân gây bệnh đen thân trên cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 96 - 103.